Thảm Tập Võ

Xưởng chúng tôi chuyên sản xuất và cung cấp các loại thảm như Thảm Tập Võ, Thảm Luyện Võ, Thảm cho bé, Thảm cao su, Thảm trẻ thơ, Thảm trẻ em, Thảm lót khu vui chơi chất liệu làm bằng cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, nhiều màu sắc, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp Thảm Cao Su Cỡ Lớn, Thảm Cho Bé hình con vật, số, chữ và trái cây, Thảm Cao Su Trải Sàn, Thảm Lót Nhà Trẻ.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Năm

Chủ tịch Hà Nội và chuyện dự án... đội giá

Chủ tịch Hà Nội và chuyện dự án... đội giá

(GDVN) - Sau gần 6 năm ở cương vị Chủ tịch TP Hà Nội, ông Thảo đã để lại dấu ấn gì với nhân dân Thủ đô?



Mấy ngày nay, dư luận Thủ đô và cả nước lại được một phen tá hỏa khi Bộ GTVT kiến nghị điều chỉnh dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông lên 891 triệu USD. Tức là tăng thêm 339 triệu USD, tương đương với hơn 7.000 tỷ đồng.


Trong số tiền bị đội lên ấy có một phần không nhỏ xuất phát từ sự chậm chễ của Hà Nội trong khâu GPMB, từ 37,57 triệu USD giờ đã lên 62,63 triệu USD. Cũng cần phải nhắc lại rằng, sau nhiều lần quyết liệt trong GPMB, Chính phủ thậm chí đã yêu cầu phải hoàn thành GPMB các hạng mục đường điện vào tháng 8/2013, nhà dân vào tháng 11/2013 và hạng mục nghĩa trang Vân Nội trong tháng 12/2013. Vậy nhưng đến cuối tháng 3/2014, dự án vẫn còn vướng 3 km/13 km chính tuyến và 0,8 km/1,7 km đường ra vào khu đề-pô. Và như vậy, ngay cả khi Chính phủ đã ra “tối hậu thư” thì các vị chóp bu của Hà Nội vẫn tỏ ra “bất lực”. Có người bảo, cũng may mà Chính phủ đã có nhắc nhở, chứ nếu không thì thiệt hại còn khủng khiếp hơn nhiều.











Chỉ tính riêng sự chậm chễ trong GPMB khiến cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội thêm hơn 500 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Quang.

Câu hỏi đặt ra lúc này là ai sẽ chịu trách nhiệm về số tiền bị đội lên tới 25 triệu USD (tương đương với hơn 500 tỷ đồng)? Thật khó có thể chỉ ra cụ thể từng phần trách nhiệm của mỗi cá nhân ngay từ lúc này, nhưng có một điều mà người dân đang nói đến, đấy là trách nhiệm của ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch TP Hà Nội. Là người đứng đầu chính quyền Hà Nội, dù nói gì đi chăng nữa thì ông Thảo cũng không thể thoái thác trách nhiệm khi để cấp dưới gây ra hậu quả.


Vậy là thêm một lần nữa, Hà Nội lại lộ ra điểm yếu trong công tác quản lý với các dự án đường sắt đô thị. Điều đáng tiếc là chỉ trước đó ít ngày ông Thảo đã nổi cáu khi bàn về dự án tàu điện tuyến Nhổn – ga Hà Nội. Có người bảo hình như Chủ tịch Hà Nội không có đủ cái uy của một người đứng đầu chính quyền Thủ đô, và cho đến bây giờ Hà Nội cũng chưa đi đến thống nhất được với đơn vị tư vấn Sytra (Pháp) về tiền bạc: giá trị bồi hoàn và khoản gia tăng nằm ngoài dự tính ban đầu. Đó chắc chắn sẽ là một con số nhiều tỷ đồng!


Không chỉ có vậy, báo cáo giải trình về việc điều chỉnh dự án của Bộ GTVT gửi Thủ tướng nói rõ, GPMB và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật kéo dài, chi phí xây lắp tăng kéo theo các chi phí thuế GTGT, lãi vay, bảo hiểm vốn vay, phí các loại... cũng tăng thêm, dự kiến phải cần thêm 88,3 triệu USD (tương đương 1.900 tỷ đồng).


Chưa hết, biến động giá nguyên, nhiên vật liệu, tỷ giá, đặc biệt là khối lượng, đơn giá chưa tính chính xác trong thiết kế cơ sở (theo nguyên tắc do tổng thầu EPC lập, Bộ GTVT thẩm định) khiến kinh phí dự án phải tăng thêm 95 triệu USD. Cụ thể hơn, về phương án thay đổi thiết kế ga 2 tầng thành 3 tầng, Tedi đã tính toán chi phí xây lắp nhà ga 3 tầng là 133,3 triệu USD, tăng so với bước lập dự án là 84,2 triệu USD (trong đó tăng do trượt giá 43,5 triệu USD, tăng do thay đổi quy mô 40,7 triệu USD).


Sự việc lần này dường như đã khiến cho hình ảnh của vị Chủ tịch TP nhạt nhòa hơn trong con mắt của người dân Thủ đô. Người ta đặt ra câu hỏi: Sau gần 6 năm ở cương vị Chủ tịch TP, ông Thảo đã để lại dấu ấn gì với nhân dân Thủ đô?


Nhưng có một điều khá buồn là giờ đây khi nhắc tới vị Chủ tịch TP là người dân nhớ ngay tới hàng loạt dự án bị chậm tiến độ, vì yếu kém trong GPMB. Có thể kể tới đó là dự án cầu Vĩnh Tuy khởi công từ tháng 2/2005, dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2007 với số vốn đầu tư rất lớn – gần 3.600 tỷ đồng, nhưng đã bị chậm tiến độ gần 4 năm. Đã có thông tin cho rằng việc chậm tiến độ khiến dự án thiệt hại 130 tỷ đồng, nhưng sau buổi lễ khánh thành được tổ chức hoành tráng thì người ta cũng quên luôn trách nhiệm của những cá nhân, tập thể để xảy ra sự chậm chễ này.


Còn với dự án cầu Nhật Tân, cũng vì chậm GPMB nên nhà thầu Nhật Bản đòi bồi thường 200 tỷ đồng (phía Việt Nam lý giải với dân chúng là chi phí phát sinh). Và cho đến bây giờ cũng chưa quy được trách nhiệm cho ai.


Ở một số quốc gia phát triển, người đưa ra quyết định sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn nếu phạm sai lầm, ngay cả khi quyết định ấy chưa triển khai, nhưng về mặt uy tín chính trị của họ cũng đã suy giảm nghiêm trọng, cho nên quan chức của nhiều nước “từ chức thường xuyên” là vì thế.


Trong khi đấy ở ta, cứ có chuyện xảy ra là đổ lỗi cho nhau, chẳng mấy khi quan chức dám đứng ra nhận trách nhiệm. Có lẽ, họ sợ nhận trách nhiệm là sẽ mất tất cả, dù rằng luôn miệng nói… mọi việc phải vì dân.




Ý kiến của bạn về bài viết này ...


Xem thêm




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét